Những chú gấu bông không chỉ sở hữu ngoại hình rất đáng yêu mà chúng còn là những món quà đặc biệt ý nghĩa với nhiều người. Thông thường sau một khoảng thời gian dài được sử dụng, những chú gấu bông yêu thích của bạn sẽ bị rách. Vậy lúc này bạn phải xử lý như thế nào? Bạn đừng lo lắng nha, Gấu Woolly sẽ mách cho bạn cách khâu gấu bông đơn giản ngay tại nhà mà không cần phải mang ra tiệm.
Cần chuẩn bị những gì trước khi khâu gấu bông
- 1 cuộn chỉ : Nên lựa chọn chỉ trùng màu với màu của gấu bông để tránh làm lộ các đường chỉ khâu của gấu bông. Nếu như bạn không có chỉ trùng màu với màu của gấu bông, bạn có thể chọn các chỉ màu tương tự với màu của gấu bông hoặc chỉ màu trung tính như trắng hoặc đen.
- Kim khâu: Nên lựa chọn những loại kim có độ dài và độ cứng phù hợp với chất liệu vải của gấu bông. Nếu gấu bông của bạn có lớp vải dày thì hãy chọn một cây kim lớn hơn để dễ dàng khâu được xuyên qua các lớp vải của gấu bông.
- 1 cái kéo cắt chỉ: Sử dụng 1 cái kéo nhỏ để cắt chỉ hoặc loại bỏ các sợi vải thừa trên người của gấu bông trước khi khâu chúng.
- Kẹp hoặc ghim: Để giữ chặt vết rách trong lúc khâu gấu bông, dùng kẹp hoặc ghim sẽ rất hữu ích trong việc này.
- Bông sợi: Trong trường hợp nếu vết rách của gấu bông làm lộ phần bông nhồi bên trong ra, hãy chuẩn bị thêm một ít bông để lấp đầy chỗ hổng đó nếu cần thiết.
Hướng dẫn cách khâu gấu bông khi bị rách
1. Làm sạch vết rách
Trước khi tiến hành khâu vết rách của gấu bông, bạn cần lau sạch vết rách đó trước tiên. Nếu xung quanh vết rách có những sợi vải bung ra hoặc lớp bông bên trong bị lộ ra ngoài, bạn hãy nhẹ nhàng nhét bông lại gọn gàng vào trong cho gấu. Dùng kéo cắt chỉ để cắt những sợi chỉ thừa hoặc vải thừa để vết rách trông gọn gàng hơn. Rút gọn bỏ các đoạn chỉ cũ trên vết rách đi để khi mà khâu lại sẽ không bị chồng chéo các sợi chỉ lên nhau.
2. Khâu đường may tạm thời
Nếu vết rách trên gấu bông quá lớn, nên việc giữ các mép vải không bị xô lệch là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng các loại kẹp hoặc ghim để có thể cố định hai bên vết rách lại với nhau. Sau đó, bạn tiếp tục khâu một đường tạm thời để giữ hai bên mép vải lại trước khi khâu cố định. Các đường may gấu bông tạm thời này không cần phải quá chắc chắn, chỉ cần giữ được các mép vải cố định với nhau để dễ dàng cho công đoạn khâu chính.
3. Khâu cố định
Khi đã có đường may tạm thời, bạn bắt đầu khâu cố định. Hiện nay có nhiều cách khâu gấu bông khác nhau, nhưng cách khâu gấu bông lướt hoặc khâu vắt này là những kỹ thuật phổ biến cho việc khâu lại vết rách của gấu bông dễ dàng.
- Khâu lướt: Đây là 1 phương pháp cách khâu gấu bông đơn giản và dễ học nhất. Để làm được cách khâu gấu bông khâu lướt, bạn chỉ cần đưa kim xuyên qua hai bên vết rách từ một mép sang bên mép còn lại, tạo thành những mũi khâu nhỏ và đều. Khi kéo chỉ qua, hãy nhẹ nhàng thắt chặt nhưng không quá mạnh để tránh làm căng vải.
- Khâu vắt: Khâu vắt tạo ra một đường may chắc chắn hơn và thường được sử dụng cho các vết rách lớn. Để cách khâu gấu bông khâu vắt, bạn chỉ cần luồn cây kim của mình qua một mép vải, sau đó quấn chỉ quanh mép vải và xuyên kim qua phía đối diện. Cách khâu gấu bông này giúp bạn tạo ra các mũi khâu chồng chéo, giúp tăng cường độ bền của đường may.
Lưu ý: Hãy chú ý cách khâu gấu bông thật từ từ và đều tay để tạo ra những mũi khâu gọn gàng và chắc chắn. Trong khi khâu, nếu nhận thấy vải bị nhăn hoặc bị chỉ rối, hãy dừng lại để chỉnh lại trước khi tiếp tục cách khâu gấu bông.
4. Hoàn tất
Khi bạn đã hoàn thành đường khâu cố định của mình, hãy thắt chặt chỉ thật chặt ở cuối vết khâu để đảm bảo rằng đường may không bị bung chỉ ra một lần nữa. Để làm được điều này, hãy khâu thêm vài mũi nhỏ và sau đó buộc chỉ lại thắt nút để cố định.
Sau khi bạn đã thắt chỉ xong, dùng kéo cắt chỉ thừa, cẩn thận không để làm hỏng đường may vừa khâu. Nếu muốn đường khâu trông gọn gàng hơn, bạn có thể dùng kim nhỏ để đẩy nút chỉ vào bên trong vải, giúp nó trở nên kín đáo.
5. Kiểm tra và điều chỉnh
Cuối cùng, kiểm tra lại toàn bộ quá trình khâu để đảm bảo rằng vết rách đã được khâu kín và chắc chắn. Nếu nhận thấy bất kỳ phần nào bị lỏng hoặc chưa đều, bạn có thể khâu lại đoạn đó để đảm bảo độ bền. Khi đã hoàn tất, bạn có thể nhồi thêm bông nếu cần, rồi nhẹ nhàng vuốt lại hình dáng của gấu bông để nó trở lại trạng thái ban đầu.
Kết luận
Khâu lại gấu bông khi bị rách không chỉ giúp cho bạn có thể giữ lại món đồ yêu thích của mình, mà còn là một cơ hội để rèn luyện kỹ năng may vá của bản thân. Dù vết rách lớn hay nhỏ, việc tự tay mình sửa chữa sẽ mang lại cho bạn cảm giác tự hào và niềm vui khi thấy món đồ của mình trở nên như mới. Chỉ với một chút kiên nhẫn và kỹ thuật cơ bản, bạn có thể khôi phục lại gấu bông và tiếp tục gắn bó với nó trong nhiều năm tới.
Nếu bạn còn những thắc mắc gì cần giải quyết hãy liên hệ với chúng tôi.